DANH MỤC HỎI ĐÁP Q&A

・Thực tập

・Cuộc sống- Sinh hoạt

・Khác

Thực tập

Vấn đề liên quan đến lương

Q1. Thực tập sinh sẽ phải trả những loại thuế nào?

A. Các loại thuế có liên quan đến thực tập sinh kỹ năng bao gồm thuế nhà nước (thuế thu nhập) và thuế địa phương (thuế cư trú) tính trên tiền lương. Đây là các loại thuế mà bất kỳ người nào sinh sống ở Nhật Bản và có thu nhập đều phải nộp.
Về việc nộp thuế trong thời gian bạn đang lưu trú tại Nhật Bản sẽ do người sử dụng lao động (công ty) trừ vào lương hàng tháng để nộp cho nhà nước và chính quyền địa phương. Do khoản thuế cư trú tính theo năm đã được xác định nên dù bạn về nước giữa niên độ hành chính bạn vẫn phải nộp số tiền thuế còn lại của niên độ đó.
Hơn nữa nếu bạn cư trú ở Nhật Bản dưới 1 năm thì sẽ phải áp dụng cách tính khác.

Q2. Thuế thu nhập là gì?

A. Thuế thu nhập sẽ bị trừ vào lương khoản tiền thuế ứng với tổng thu nhập được thanh toán và vào tháng 12 sẽ tiến hành điều chỉnh giữa số tiền thuế tương ứng với tổng số tiền lương trong năm đó và số tiền thuế đã bị trừ vào lương để tiến hành truy thu thêm hoặc hoàn trả khoản sai lệch.

Q3. Thuế cư trú là gì?

A. Thuế cư trú là thuế đánh vào thu nhập của năm trước do đó khoản này sẽ được thanh toán cho chính quyền địa phương nơi bạn ở bằng cách trừ vào lương hàng tháng kể từ tháng 6 khoản tiền thuế đã được tính vào ngày 1 tháng 1 năm thứ 2 và chia làm 12 lần .
Đối với trường hợp thực tập sinh, về cơ bản sẽ có phương thức  thu đặc biệt (công ty trừ vào lương và trả cho địa phương thực tập sinh sinh sống).
Do đó, thuế cư trú sẽ không phát sinh trong năm nhập cảnh, và việc khấu trừ sẽ bắt đầu từ năm sau. Ngoài ra, tùy thuộc vào thời điểm nhập cảnh, bản thân thu nhập hàng năm có thể giảm xuống, vì thế thuế cư trú có thể không bị phát sinh.

Q4. Bảo hiểm Xã hội là loại hình hoạt động  như thế nào.

A. Bảo hiểm xã hội là chế độ của nhà nước nhằm bảo đảm cuộc sống cho người tham gia bảo hiểm và gia đình họ bằng việc thanh toán phí y tế khi bị ốm đau, chấn thương hoặc tiền lương hưu khi bị tử vong hoặc rơi vào trạng thái tàn tật nhất định do bệnh tật hoặc chấn thương.
(1)Các loại bảo hiểm xã hội và chu cấp
·Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm sức khỏe nhân dân)
Bảo hiểm chịu thanh toán một phần phí y tế phát sinh do bệnh tật hoặc chấn thương (đến 70 tuổi là 70%) (phí y tế bản thân phải chịu là 30%). Đối với bệnh tật và chấn thương khi đang làm việc hoặc trên đường đi làm sẽ do bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động chu cấp. Trong trường hợp này Bảo hiểm tai nạn lao động sẽ thanh toán toàn bộ phí y tế.
·Lương hưu (Lương hưu phúc lợi, Lương hưu nhân dân)
Chu cấp khoản cần thiết cho tuổi già, tàn tật, tử vong (thanh toán lương hưu).
(2) Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
· Bảo hiểm sức khỏe, Lương hưu phúc lợi: Người lao động thuộc các đơn vị như  đơn vị pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân có tuyển dụng không dưới 5 nhân viên thường xuyên (trừ các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, quán trọ, giặt là…)
· Bảo hiểm sức khỏe nhân dân, Lương hưu nhân dân:Người lao động thuộc các đơn vị khác với các đơn vị trên, đối tượng tham gia quỹ lương hưu nhân dân phải là người lao động từ 20 tuổi trở lên.
Bạn (thực tập sinh kỹ năng) phải tham gia một trong hai cách là “Cả bảo hiểm xã hội và lương hưu phúc lợi.

Q5. Hãy cho biết về thủ tục yêu cầu thanh toán khoản tiền khi ly khai khỏi bảo hiểm lương hưu phúc lợi, quỹ lương hưu nhân dân

A. Người tham gia bảo hiểm lương hưu phúc lợi hoặc lương hưu nhân dân từ 6 tháng trở lên mà về nước khi chưa đủ điều kiện về thời gian tham gia để được nhận lương hưu thì được quyền đòi thanh toán khoản tiền ly khai nên bạn hãy kiểm tra các điều kiện được hưởng trước khi về nước.
Điều kiện để được nhận khoản tiền ly khai này là bạn phải không có địa chỉ tại Nhật Bản vào ngày Quỹ lương hưu Nhật Bản thụ lý yêu cầu thanh toán của bạn do đó trước khi về nước bạn hãy nộp Bản khai báo chuyển nơi ở cho trụ sở hành chính địa phương nơi bạn ở. Mặt khác nếu bạn nộp yêu cầu thanh toán trước khi về nước và còn ở Nhật Bản thì bạn phải nộp kèm giấy tờ chứng nhận bạn đã nộp khai báo chuyển chỗ ở cho địa phương ví dụ như Bản sao giấy chứng nhận cư dân trong đó có ghi dự định sẽ chuyển chỗ ở ra khỏi Nhật Bản hoặc Bản chứng nhận hủy chứng nhận cư dân và phải nộp cho Quỹ lương hưu Nhật Bản sau ngày chuyển (dự định) giấy chứng nhận cư dân.
Người có dự định trở thành thực tập sinh kỹ năng số 3 có thể yêu cầu thanh toán khi về nước sau khi kết thúc thực tập kỹ năng số 2 và sau khi kết thúc thực tập kỹ năng số 3 nếu bản thân có nguyện vọng. Tuy nhiên bạn phải lưu ý nếu bạn nhập cảnh lại vào Nhật Bản và có địa chỉ trước khi Quỹ lương hưu Nhật Bản thụ lý yêu cầu thanh toán thì bạn sẽ không thỏa mãn các điều kiện để được nhận khoản tiền này.

Q6. Tôi và anh B làm cùng một nơi làm, thu nhập năm ngoái gần như bằng nhau, nhưng khi tôi kiểm tra thông báo nộp thuế cư trú đến tháng 6 năm nay thì thuế cư trú của tôi gần như gấp đôi số tiền của B.Có nhầm lẫn gì ở đây không? Tôi xin bổ sung thêm là, tôi độc thâ, còn anh B đã có vợ và một cậu con trai trung học.

A. Ngay cả khi tổng thu nhập hoàn toàn giống nhau, số thuế sẽ dao động tùy thuộc vào số thu nhập được khấu trừ. Khấu trừ thu nhập là yêu cầu đánh thuế theo tình hình thu nhập thực tế của người nộp thuế, có xem xét đến tình trạng cá nhân như người nộp thuế có người thân phụ thuộc để được khấu trừ hay không, có từng phải chi trả cho việc ốm đau, thiên tai…hay không, và sẽ được khấu trừ vào thu nhập, chẳng hạn như khấu trừ bảo hiểm xã hội, giảm trừ bảo hiểm nhân thọ, giảm trừ vợ /chồng và giảm trừ người phụ thuộc. Do đó, trường hợp này được coi là anh B có người thân phụ thuộc thuộc đối tượng được giảm trừ làm chênh lệch số tiền giảm trừ thu nhập của hai người và số thuế cuối cùng cũng khác nhau.

Thủ tục・giấy tờ

Q1. Điều chỉnh cuối năm là gì? Cần các loại giấy tờ nào để làm thủ tục giảm trừ?

A. “Khấu trừ thuế” là việc trừ tiền thuế thu nhập từ tiền lương của người lao động khi công ty trả lương. “Điều chỉnh cuối năm” là điều chỉnh “số thừa hoặc thiếu của số tiền thuế đã bị công ty trừ trong tiền lương” bằng cách tính lại tổng số thuế thu nhập cần thu của một năm và so sánh với tổng số tiền thuế đã bị công ty trừ trong lương hàng tháng.
Các tài liệu cần thiết để làm điều chỉnh cuối năm:
· Bản sao hộ khẩu và các giấy tờ khác do chính quyền quốc gia hoặc địa phương cấp để chứng minh rằng người thân phụ thuộc đang cư trú ở nước ngoài là thân nhân của người nộp hồ sơ.
· Bản sao hộ chiếu của người thân sống ở nước ngoài.
· Bản kê khai chuyển tiền ra nước ngoài.
· Kê khai giảm trừ phụ thuộc
· Bảng khai khấu trừ thuế đối với thu nhập theo lương.

Q2. Khai thuế là gì? Các giấy tờ cần thiết là gì?

A. Thuế cư trú – giống như thuế thu nhập, có thể được giảm bớt bằng cách nộp kê khai người phụ thuộc. Phương pháp làm giảm trừ thuế dựa trên việc kê khai thuế hoặc làm điều chỉnh cuối năm. Trong trường hợp thực tập sinh, cha mẹ, anh chị em… ở nước ngoài có thể được xem là người phụ thuộc.
Nếu bạn không thể nộp bảng kê khai người phụ thuộc ở thời điểm làm thủ tục điều chỉnh cuối năm, bạn có thể thực hiện điều chỉnh lại bằng cách kê khai thuế.
Nếu bạn chưa chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và không kê khai người phụ thuộc trong đợt điều chỉnh và khai thuế cuối năm thì đến tháng 6 năm sau, bạn sẽ nhận được bảng yêu cầu thanh toán thuế và bạn sẽ so sánh với những người khác rồi sẽ có câu hỏi là “Tại sao, chỉ mình tôi lại bị trừ thuế nhiều như thế này?”
Cho dù ở trong trường hợp như vậy, bạn vẫn có thể nộp đơn xin khai thuế trong vòng 5 năm kể từ ngày phát sinh thuế.
Những giấy tờ cần thiết để kê khai thuế
· Thẻ ngoại kiều (bản sao)
· Hộ chiếu (bản sao)
· Đơn kê khai thuế 
· Số tài khoản ngân hàng
· Bảng khai khấu trừ thuế đối với thu nhập theo lương.
· Giấy chứng nhận giảm trừ cho người phụ thuộc
· Bản kê khai chuyển tiền ra nước ngoài.
· Thẻ cư trú có mã số cá nhân
· Mã số cá nhân (nếu có)

Ngày nghỉ

Q1. Nghỉ có lương là gì?

A. Người lao động làm việc liên tục từ 6 tháng trở lên kể từ khi bắt đầu được tuyển dụng và đã làm việc từ 80% trở lên so với tổng số ngày phải làm việc sẽ có quyền được hưởng 10 ngày nghỉ có hưởng lương hàng năm.
Về nguyên tắc người lao động được nghỉ có hưởng lương vào thời kỳ bản thân có yêu cầu tuy nhiên nếu việc nghỉ có hưởng lương vào thời kỳ có yêu cầu đó gây cản trở đến hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì có thể sẽ bị thay đổi sang thời kỳ khác.
Mặt khác, nghiêm cấm người sử dụng lao động mua lại ngày nghỉ có hưởng lương hàng năm này.
* Nếu bạn quyết định nghỉ phép, hãy báo với người trong công ty trước một tháng. Xin lưu ý rằng có những lúc công ty không thể cho nghỉ vì tình hình công việc.

Q2. Chế độ phụ cấp nghỉ làm là gì?

A. Trợ cấp nghỉ làm là khoản trợ cấp được trả cho người lao động khi người lao động được cho nghỉ làm do tình hình kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động. Trong trường hợp nghỉ việc vì lý do này thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động từ 60% mức tiền lương bình quân trở lên trong thời gian nghỉ việc.

Kỳ thi kiểm tra kỹ năng

Q1. Kì thi tay nghề của thực tập sinh là gì?

A. Đây là loại kỳ thi cấp chứng chỉ mà thực tập sinh phải tham gia trong từng giai đoạn thực tập kỹ năng.
·Thực tập kỹ năng năm thứ 1 “Chương trình thực tập kỹ năng số 1”: Kiểm tra kỹ năng cấp cơ sở (hoặc kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng sơ cấp)
Nếu bạn có dự định tiếp tục học sang chương trình thực tập kỹ năng số 2 thì bạn bắt buộc phải dự thi thực hành và thi viết của kỳ kiểm tra kỹ năng (hoặc kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng) nên bạn phải đặt ra mục tiêu thi đỗ trình độ cơ bản (hoặc sơ cấp).
·  Thực tập kỹ năng năm thứ 2, năm thứ 3 “Chương trình thực tập kỹ năng số 2”: Kiểm tra kỹ năng cấp độ 3 (hoặc kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng cấp chuyên môn)
Khi kết thúc chương trình thực tập kỹ năng số 2, bạn bắt buộc phải dự thi thực hành của kỳ kiểm tra kỹ năng (hoặc kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng) nên bạn phải đặt ra mục tiêu đỗ thi thực hành cấp độ 3 (hoặc cấp chuyên môn)
· Thực tập kỹ năng năm thứ 4, năm thứ 5 “Chương trình thực tập kỹ năng số 3”: Kiểm tra kỹ năng cấp độ 2 (hoặc kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng cấp cao)
Khi kết thúc chương trình thực tập kỹ năng số 3, bạn bắt buộc phải dự thi thực hành của kỳ kiểm tra kỹ năng (hoặc kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng) nên bạn phải đặt ra mục tiêu thi đỗ cấp độ 2 (hoặc cấp cao).

Q2. Hãy giải thích sơ bộ về kiểm tra kỹ năng cấp cơ sở.

A. Sau khi nhập cảnh vào Nhật từ 7 đến 8 tháng, chúng ta sẽ có một bài kiểm tra gọi là bài  kiểm tra kỹ năng cấp cơ sở.
Bài thi gồm 2 dạng: thi lý thuyết và thi thực hành.
Tỷ lệ đỗ cho thi lý thuyết là đạt 60% trở lên (tiêu chuẩn đậu) và 60 điểm trở lên đối với thi thực hành (tiêu chuẩn đậu).
Nếu bạn không đậu dù 1 trong 2 bài thi trên, khóa thực tập sẽ bị gián đoạn và bạn sẽ phải về nước. 
(* Chỉ được phép thi lại một lần.)

Q3. Hãy giải thích sơ bộ về Kiểm tra ký năng cấp độ 3 ở năm thứ 3.

A. Khoảng 6 tháng trước khi kết thúc ký thực tập kỹ năng số 2 (năm 3), bạn sẽ phải tham gia Kiểm tra kỹ năng cấp độ 3.
Bài thi gồm 2 dạng: thi lý thuyết và thi thực hành.
Tỷ lệ đậu lý thuyết từ 65% trở lên (đạt tiêu chuẩn đậu) và 60 điểm trở lên đối với thi thực hành (đạt tiêu chuẩn đậu).
Cho dù bạn đậu hay không đậu kỳ thi Kiểm tra kỹ năng cấp độ 3, bạn vẫn có thể về nước. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành Thực tập sinh kỹ năng số 3 (năm 4, năm 5) thì bạn bắt buộc phải đậu kì thi thực hành.
* Ngay cả khi bạn không chuyển sang Thực tập sinh kỹ năng số 3, bạn vẫn cần phải tham gia kỳ thi Kiểm tra kỹ năng cấp độ 3.

Q4. Hãy giải thích sơ bộ về Kiểm tra ký năng cấp độ 2 ở năm thứ 5.

A. Tầm khoảng 6 tháng trước khi kết thúc kỳ thực tập sinh kỹ năng số 3, bạn cần phải tham gia Kiểm tra kỹ năng cấp độ 2.
Bài thi gồm 2 dạng; thi lý thuyết, thi thực hành
Tỉ lệ đâu là 65% trở lên đối với lý thuyết(đạt tiêu chuẩn đậu), 60 điểm trở lên đối với thực hành(đạt tiêu chuẩn đậu)
Không có quy định bắt buộc về đậu hay rớt ở kỳ thi giai đoạn này, tuy nhiên trước khi về nước nhất định phải tham gia.

Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng số 2

Q1. Thực tập kỹ năng số 3 là gì?

A. Thực tập sinh kỹ năng được phân loại là số 1, số 2 và số 3 dựa trên “thẻ ngoại kiều”. 
Năm đầu tiên của quá trình thực tập kỹ năng sẽ được gọi là chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng số 1. 
Năm thứ 2 và thứ 3  của quá trình thực tập kỹ năng sẽ được gọi là chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng số 2.
Năm thứ 4 đến năm thứ 5 của chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng được gọi là chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật số 3.
* Có thể chuyển đổi công ty khi chuyển từ  thực tập sinh kỹ năng số 2 sang  thực tập sinh kỹ năng số 3 nhưng phải kèm những điều kiện như bên dưới.
· Đã hoàn thành chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng số 2
· Đậu kỳ thi kỹ năng cấp độ 3 (bắt buộc phải đậu thi thực hành)
· Liên quan đến điều kiện tuyển dụng, mức lương phải tương đương với lao động người Nhật có kinh nghiệm làm việc tương tự .

Q2. Hoạt động đặc định là loại Visa như thế nào?

A. Những người gặp khó khăn trong việc về nước sau khi hoàn thành khóa thực tập, có thể thay đổi tư cách lưu trú thành “Hoạt động đặc định (6 tháng, không thể làm việc)” hoặc “Hoạt động đặc định (6 tháng, có thể làm việc)”.
* “Hoạt động đặc định (6 tháng, có thể làm việc)” giới hạn cho những người làm việc giống công việc cũ (lưu ý: chỉ áp dụng cho những người làm công việc giống như công việc trong 3 năm thực tập trước đó) trong thời gian chờ về nước .
(Lưu ý) Nếu bạn không thể tìm được công ty tiếp nhận có công việc giống với ngành nghề trong 3 năm thực tập trước đó, bạn cũng có thể làm việc liên quan đến các loại ngành nghề/ công việc trong bảng “Danh sách các loại công việc / ngành nghề được phép chuyển đổi” được quy định trong danh mục các loại công việc/ ngành nghề được phép tiếp nhận thực tập sinh. 
* Nếu bạn đang cư trú trong tình trạng không được phép bạn làm việc, chẳng hạn như “hoạt động đặc định (6 tháng, không được phép làm việc)” hoặc “lưu trú ngắn hạn”, và bạn đang gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống của mình tại Nhật, bạn cũng có thể làm việc nếu được nhận được sự đồng ý cho phép của cục xuất nhập cảnh cho các công việc không cần yêu cầu trình độ chuyên môn (chỉ được phép làm việc trong vòng 28 giờ một tuần).
* Nếu hết hạn 6 tháng mà bạn vẫn chưa thể về nước, bạn có thể xin phép gia hạn thêm thời gian lưu trú.

Cuộc sống- Sinh hoạt

Sức khỏe không tốt

Q1. Tôi cảm thấy cơ thể không khỏe nên muốn xin nghỉ. Tôi làm như thế nào thì được?

A. Trước tiên, hãy báo với người ở công ty triệu chứng bệnh, từ khi nào xuất hiện tình trạng trên, nếu bị thương thì bị thương ở đâu và bạn có muốn đến bệnh viện hay không.
Nếu là ngày làm việc, vui lòng liên hệ với công ty trước giờ làm việc ít nhất 30 phút.
Nếu bạn bị sốt, vui lòng báo nhiệt độ cơ thể hiện tại của bạn.
Nếu được cho nghỉ, hãy hỏi rõ công ty xem ngày nghỉ hôm đó được tính là nghỉ có lương (nghỉ phép) hay nghỉ không lương nhé.

Q2. Tôi muốn đi bệnh viện. Tôi nên làm như thế nào?

A. Sắp xếp lại những dữ liệu như sau:  triệu chứng bệnh,bị bệnh từ khi nào, và nếu bị thương thì bị thương ở đâu, sau đó báo với công ty rằng bạn muốn đến bệnh viện.
Khi đi khám bệnh vui lòng mang theo thẻ BHYT, thẻ ngoại kiều, phiếu khám bệnh (nếu có), và tất nhiên đừng quên mang tiền khám bệnh nhé.

Bảo hiểm toàn diện

Q1. Bảo hiểm toàn diện cho thực tập sinh là gì?

A. Thực tập sinh kỹ năng sẽ nhận bảo hiểm xã hội khi họ bắt đầu vào công ty làm việc,
Bạn sẽ không được bảo hiểm trong thời gian đào tạo sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản, tức là khoảng một tháng từ khi bạn rời khỏi đất nước của bạn đến khi bạn bát đầu vào công ty làm việc.
Đối với người Nhật, “không có bảo hiểm” có lẽ là chuyện không thể nghĩ tới, bời vì nếu bạn không có bảo hiểm y tế, bạn sẽ phải trả toàn bộ 100% phí khám chữa bệnh dù khám bệnh ở bệnh viện hay phải nhập viện vì gặp tai nạn.
Để tránh những rủi ro đó, chúng ta cần gia nhập vào “Bảo hiểm toàn diện cho thực tập sinh kỹ năng nước ngoài”.
Bạn sẽ nhận được 100% chi phí chi trả cho mỗi lần khám bệnh trong suốt quá trình thực tập tại Nhật kể từ khi bạn rời khỏi đất nước của bạn.

Q2. Để làm thủ tục lấy lại tiền viện phí thì cần những loại giấy tờ nào và nộp cho ai?

A. Sau khi khám bệnh xong, bạn sẽ nhận được hóa đơn từ bệnh viện. Hãy nộp hóa đơn đó (bản gốc) lại cho công ty nhé.

Q3. Bảo hiểm này được áp dụng cho những bệnh nào?

A. Được áp dụng cho tất cả các loại bệnh, ngoại trừ những bệnh về nha khoa, bệnh mãn tính (bệnh đã có từ khi còn ở nước của bạn), và thương tích, bệnh tật xảy ra trong quá trình làm việc.

Tai nạn・sự cố

Q1. Tôi phải làm gì trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, gặp phải những hành động mang tính bạo lực  hoặc thiên tai…?

A. Hãy nhanh chóng liên hệ với công ty và nghiệp đoàn khi gặp phải những vấn đề như thế này.

Mất đồ

Q.1 Tôi bị mất thẻ ngoại kiều, giờ phải làm như thế nào đây?

A. Đầu tiên, hãy tìm lại trong túi hoặc trong phòng của bạn.
Nếu không tìm thấy hãy báo ngay cho công ty. Sau đó, hãy trình báo với cảnh sát khu vực hoặc đồn cảnh sát gần đó. Sau khi trình báo xong bạn sẽ nhận được một biên bản gọi là “Báo cáo mất đồ”.
Sau khi nhận được “Báo cáo mất đồ”, hãy đến Cục quản lý xuất nhập cảnh trong khoảng thời gian từ 9:00 đến 16:00 các ngày trong tuần để tiến hành phát hành lại thẻ ngoại kiều.
* Nếu bạn ở gần cục xuất nhập cảnh, hãy tự đến trực tiếp cục xuất nhập cảnh và mang theo hộ chiếu, ảnh thẻ (3×4 1 tấm), và giấy “Báo cáo mất đồ” đã nhận được từ đồn công an.
* Nếu bạn ở xa Cục quản lý xuất nhập cảnh, nghiệp đoàn HRS sẽ hỗ trợ bạn phát hành lại thẻ. Hãy gửi hộ chiếu, ảnh thẻ (3×4 1 tấm), giấy ủy quyền, giấy “Báo cáo mất đồ” (bản photo cũng được) và gửi qua bưu điện cho nghiệp HRS .

Q2. Tôi bị mất thẻ ngân hàng, phải làm như thế nào đây?

A. Đầu tiên, hãy tìm kĩ lại trong túi và trong phòng. Nếu tìm không ra, hãy đến ngân hàng để phát hành lại thẻ ngân hàng  trong ngày thường từ 9:00 đến 16:00, nhớ là mang theo những vật dụng như bên dưới nhé.
· Con dấu
· Thẻ ngoại kiều
· Sổ ngân hàng.

Q3. Tôi bị mất thẻ bảo hiểm, phải làm thế nào đây?

A. Đầu tiên, hãy tìm lại thật kỹ trong túi và trong phòng. Nếu không tìm thấy, hãy báo ngay lại cho công ty nhé.

Khác

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT

Q1. Hãy chỉ cho tôi cách đăn ký thi JLPT.

A. Bạn có thể đăng ký kỳ thi trên Internet.
Đầu tiên, đăng ký thông tin của bạn trong MyJLPT. Chỉ cần đăng ký một lần, sau đó bạn sẽ dễ dàng đăng kí dự thi. Bạn có thể đăng ký MyJLPT mọi lúc, mọi nơi.
* Bạn cũng có thể áp dụng trên thiết bị điện thoại hoặc máy tính bảng của mình. (Không áp dụng cho người sử dụng điện thoại bàn hoặc điện thoại phìm bấm không kết nối internet.)
Vui lòng kiểm tra tại link bên dưới để biết chi tiết.
https://info.jees-jlpt.jp/

Q2. Thời gian đăng ký JLPT là vào thời điểm nào vậy?

A. Tầm khoảng 3 tháng trước khi kỳ thi được tổ chức.

Q3. Khi đi thi cần mang theo những vật dụng gì?

A. Vào ngày đi thi, vui lòng mang theo bút chì, tẩy, giấy báo dự thi, đồ uống (bỏ nhãn dán bên ngoài), đồng hồ đeo tay (không phải âm thanh) và thẻ ngoại kiều.

Thủ tục mở khóa thẻ ngân hàng

Q1. Thẻ ngân hàng của tôi bị khóa, tôi phải làm thế nào?

A. Nguyên nhân của việc khóa thẻ ngân hàng là do bị nghi ngời có hành vi gian lận, phạm pháp, hoặc thời gian lưu trú bị hết hạn, nhập sai mật khẩu từ 3 lần trở lên,..
Để mở khóa thẻ ngân hàng, vui lòng mang theo các giấy tờ sau đến ngân hàng vào các ngày trong tuần từ 9: 00 đến 16: 00.
· Con dấu
· Thẻ ngoại kiều
· Thẻ ngân hàng
· Sổ ngân hàng

Copyright ©  HRS事業協同組合オフィシャルサイト All Rights Reserved.
PAGE TOP